LIÊN KẾT NHANH WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3


Hôm nayHôm nay : 261

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 5647

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 601159

ĐƠN VỊ THIẾT KẾ WEBSITE

ĐƠN VỊ THIẾT KẾ WEBSITE

Trang nhất » Tin Tức » Hoạt động chuyên môn

Thú vị những bài thơ tính diện tích các hình trong môn hình học

Thứ ba - 24/10/2017 09:49
Các công thức tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình bình hành, tam giác... được lồng ghép ăn ý trong bài thơ dưới đây giúp học sinh không nhàm chán, dễ nhớ, dễ hiểu.

 

Cách tính chu vi - diện tích - thể tích các hình ở tiểu học

Muốn tính diện tích hình vuông
Cạnh nhân chính nó vẫn thường làm đây
Chu vi thì tính thế này
Một cạnh nhân bốn đúng ngay bạn à.

Diện tích tam giác sao ta
Chiều cao nhân đáy chia ra hai phần.
 
Diện tích chữ nhật thì cần
Chiều dài, chiều rộng ta đem nhân vào
Chu vi chữ nhật tính sao
Chiều dài, chiều rộng cộng vào nhân hai.
 
Bình hành diện tích không sai
Chiều cao nhân đáy ai ai cũng làm.
 
Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn đáy nhỏ ta mang cộng vào
Xong rồi nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào chẳng ra.
 
Hình thoi diện tích sẽ là
Tích hai đường chéo chia ra hai phần
Chu vi gấp cạnh bốn lần.
 
Lập phương diện tích toàn phần tính sao
Sáu lần một mặt nhân vào
Xung quanh nhân bốn thế nào cũng ra
Thể tích ta sẽ tính là
Tích ba lần cạnh sẽ ra chuẩn liền
 
Hình tròn, diện tích không phiền
Bán kính, bán kính nhân liền với nhau
Ba phẩy mười bốn nhân sau
Chu vi cũng chẳng khó đâu bạn à
Ba phẩy mười bốn nhân ra
Cùng với đường kính thế là xong xuôi.
 
Xung quanh hình hộp dễ thôi
Tính chu vi đáy xong rồi nhân ra
Cùng chiều cao nữa thôi mà
Thể tích hình hộp chúng ta biết rồi
Tích ba kích thước mà thôi
Để giải hình tốt bạn ơi thuộc lòng.
 
Được biết đây là sáng kiến của thầy Nguyễn Thọ Tuyến, giáo viên Trường tiểu học Phú Nhuận (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang). Những vần thơ hài hước, dí dỏm này đã khiến cư dân mạng tỏ ra rất thích thú, trong đó có cả các bậc phụ huynh học sinh, cũng như những đồng nghiệp cùng giảng dạy bậc tiểu học.
 
Qua tìm hiểu, với kinh nghiệm 20 năm công tác cùng với lòng yêu nghề, thầy Tuyến thường xuyên trao đổi cùng các đồng nghiệp về cách học toán bằng thơ. Một số đề toán cũng có thể chuyển thành thơ, thậm chí thầy còn giải toán bằng thơ.
 
Một bài toán thông thường có thể được giải rất dễ dàng bằng lời văn nhưng khi chuyển thành thơ thì không phải đơn giản và cần rất nhiều thời gian do phải tuân thủ đúng luật thơ. Tuy nhiên, với môi trường giảng dạy trên vùng miền núi, làm sao để học sinh thích thú học toán luôn là nỗi trăn trở của thầy Tuyến cũng như nhiều đồng nghiệp khác. Vì vậy, thầy luôn tìm những cách giảng dạy thú vị tránh gây nhàm chán cho học sinh.
 
Thầy Nguyễn Thọ Tuyến đã từng chia sẻ: "Nhiều khi tôi phải bỏ một tiết học để nói chuyện cho các em vui, đọc cho các em nghe một vài bài toán bằng thơ, một vài công thức bằng thơ, các em cảm thấy hay và sẽ nhớ lâu bài toán đó."
 
Không chỉ có thầy Tuyến, thầy Hoàng Xuân Khánh, hiệu trưởng Trường Tiểu học Minh Khai 1, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa cũng "vè hóa" các kiến thức toán tiểu học dựa trên một số làn điệu dân ca, bài hát có sẵn giúp học sinh có thể vừa học vừa chơi rất thú vị.
 
Theo thầy Khánh, thường môn Toán khô khan nên một bộ phận HS lười học, nhất là hình học, HS lại càng nhác học hơn. Phương pháp này được áp dụng cho HS vừa hát vừa diễn, diễn đến loại nào thì đưa hình có các công thức ra minh hoạ.
 
“Chu vi tứ giác bảo rằng:
Bốn cạnh cộng lại là bằng tôi thôi
Diện tích được thơ hóa rồi
Mời bạn hát nhé để tôi đệm đàn
Muốn tìm diện tích hình thang
Đáy lớn đáy nhỏ ta mang cộng vào
Thế rồi nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra
Hình vuông mỗi cạnh bằng a
Diện tích - bằng tích a nhân a rồi
Muốn tìm diện tích hình thoi
Tích hai đường chéo chia đôi ngon lành
Diện tích của hình bình hành
Chiều cao nhân đáy là thành ngay thôi
Diện tích chữ nhật bạn ơi
Lấy dài nhân rộng chẳng đời nào quên….”.
 
Để phương pháp học trở nên sinh động, thầy Khánh còn tổ chức làm đạo cụ cho HS, khi học vừa vần vè nhưng theo dạng hát, không cần đúng làn điệu, miễn là dễ thuộc, nếu HS có muốn xuyên tạc thế nào cũng được miễn là các em nhớ và thuộc bài.

Tổng số điểm của bài viết là: 18 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn